Mô hình giá Flag trong giao dịch Forex

Mô hình giá là một trong những công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Mỗi loại mô hình đều cung cấp cho các trader cách thức giao dịch dựa trên sự chuyển động về giá. Nhìn chung, các mẫu biểu đồ có thể được phân thành hai loại dựa trên sự chuyển động giá có thể xảy ra: tiếp tục xu hướng đang diễn ra hoặc xuất hiện xu hướng đảo chiều. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về mô hình giá Flag, để từ đó, giúp các nhà giao dịch có thể nhận biết và giao dịch dựa trên mô hình Flag một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tìm hiểu về mô hình giá Head and Shoulders (mô hình giá đỉnh đầu 2 vai)

Mô hình giá Flag (Mô hình cờ)

Khái niệm

Mô hình giá Flag là một trong những mô hình giá phổ biến, được nhiều người biết đến nhất trong giao dịch Forex. Mô hình giá Flag là một dạng mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng/giảm, xuất hiện dưới dạng hợp nhất giữa các nến của một xu hướng. Khi mô hình này hình thành trên biểu đồ, có nhiều khả năng hành động giá sẽ bứt phá theo đúng hướng của xu hướng đang diễn ra, ví dụ trước mô hình giá Flag là một xu hướng tăng thì sau mô hình giá Flag sẽ tiếp tục là một xu hướng giá tăng mạnh.

Cấu trúc

Mô hình Flag gồm hai bộ phận: cán cờ và cờ. Cán cờ chính là tín hiệu đầu tiên cho mô hình giá Flag trên biểu đồ. Đối với mô hình Flag của xu hướng tăng, cán cờ chính là một nến tăng giá trong khi đối với mô hình giá Flag của xu hướng giảm, cán cờ sẽ là một nến giảm giá. Cán cờ cao giúp tăng tính hiệu quả của mô hình, giúp các trader dự đoán vào vào lệnh một cách chính xác hơn.
Theo sau cột cờ là sự xuất hiện của lá cờ. Lá cờ chính là một kênh giá hồi lại có xu hướng đi xuống một kênh giá hồi tăng nhẹ, với hai đường hỗ trợ và kháng cự song song bao bọc biến động giá của kênh hồi. Lá cờ bao gồm các hành động giá với đỉnh và đáy phân bố đều. Đồng thời, hành động giá này có một ký tự điều chỉnh trên biểu đồ. Theo cách này, lá cờ thường đi ngược lại với xu hướng giá đang diễn ra.
Dưới đây sẽ là hình ảnh minh họa của mô hình biểu đồ Flag. Đường màu đỏ là cán cờ và kênh màu xanh là cờ.

Đọc thêm:   Tìm hiểu về mô hình nến Hanging Man

Hai loại mô hình giá Flag

Mô hình Flag trong xu hướng tăng


Với mô hình Flag trong xu hướng tăng, cán cờ sẽ là một cây nến tăng giá. Tiếp theo là phần lá cờ, giá tăng từ đáy và biến động trong một kênh được tạo ra từ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Khi giá chạm tới đường kháng cự phía trên thì giá bắt đầu tăng vọt, vượt lên trên mức kháng cự và tiếp tục với xu hướng tăng.
Mô hình cờ trong xu hướng tăng có hiệu quả nhất khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất.

Mô hình Flag trong xu hướng giảm


Mô hình Flag trong xu hướng giảm có cán cờ là một cây nến giảm giá. Tiếp theo đó là một kênh giá hồi ngắn hạn tăng nhẹ và sau đó giá sẽ chạm mức đường hỗ trợ. Một khi giá phá vỡ đường hỗ trợ dưới của mô hình thì giá sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Tương tự như mô hình cờ trong xu hướng tăng, mô hình cờ trong xu hướng giảm hiệu quả nhất là khi chúng xảy ra khoảng 1/3 biên độ giá 52 tuần gần nhất.

Xem thêm: 5 mẹo xác nhận mô hình Bump and Run và cách thức giao dịch với nó

Những yếu tố làm tăng tính hiệu quả của mô hình giá Flag

  • Những lá cờ có biên độ hẹp được coi là điển hình cho mô hình giá Flag và hiệu quả hơn so với lá cờ có biên độ rộng, không đều hoặc khó đoán. Biên độ của lá cờ chính là khoảng cách giữa hai đường hỗ trợ và kháng cự trong kênh giá hồi của mô hình Flag.
  • Ngoài biên độ hẹp, một lá cờ có cán cao chính là dạng đặc biệt của mô hình Flag, và kiểu mô hình này nằm trong top những mô hình hiệu quả nhất.
  • Kênh giá hồi lại của mô hình phải đi ngược với xu hướng của cán cờ, nếu đoạn hồi lại tạo thành lá cờ có cùng chiều với xu hướng trước đó thì mô hình đó sẽ trở thành mô hình không hiệu quả.
  • Mô hình này cho hiệu quả tốt hơn kênh giá hồi diễn ra ít hơn 15 ngày.
Đọc thêm:   Chiến lược giao dịch đơn giản với mô hình nến Fakey

Cách tính mục tiêu giá của mô hình Flag

Theo các nhà phân tích kỹ thuật cổ điển thì mục tiêu giá của mô hình cờ được tính bằng cách lấy khoảng cách từ điểm bắt đầu của xu hướng mạnh đến điểm đảo chiều trong mô hình và rồi cộng nó vào vùng giá phá vỡ của mô hình cờ. Tuy nhiên, Bulkowski đã đề xuất cách tính mục tiêu giá một cách cụ thể hơn:

  • Mô hình cờ trong xu hướng tăng: Đáy của lá cờ + ((Chiều cao của cột cờ) x 64%)
  • Mô hình cờ trong xu hướng giảm: Đỉnh của lá cờ – ((Chiều cao của cột cờ) x 47%)

Cách thức giao dịch dựa trên mô hình giá Flag

Điểm vào lệnh

Để thực hiện giao dịch dựa trên mô hình Flag, các trader nên chú ý đến tín hiệu xác nhận mô hình giá. Thông thường, mô hình giá Flag thường được xác định dựa trên tín hiệu phá vỡ kênh giá hồi trong xu hướng. Mô hình giá Flag trong xu hướng tăng sẽ được xác nhận khi hành động giá phá vỡ mức kháng cự của kênh giá hồi và khi đó, các nhà giao dịch được khuyên là thực hiện lệnh Sell.
Ngược lại, tín hiệu xác nhận mô hình giá Flag trong xu hướng giảm là khi hành động giá phá vỡ mức hỗ trợ của kênh giá hồi, báo hiệu một xu hướng giảm giá mạnh. Khi đó, các trader nên tận dụng thời cơ để vào lệnh Buy.

Đọc thêm:   Phương pháp giao dịch hiệu quả với chỉ số Renko trên MT4

Đặt lệnh dừng lỗ

Sau khi mở giao dịch dựa trên mô hình giá Flag, các trader được khuyên nên đặt lệnh dừng lỗ để tránh trường hợp giá di chuyển bất ngờ và giảm thiểu rủi ro trong giao dịch.
Vị trí thích hợp để đặt lệnh dừng lỗ là gần với đỉnh hoặc đáy trong mô hình giá Flag. Vì vậy, nếu các trader đang thực hiện giao dịch trong một xu hướng tăng giá, thì điểm dừng lỗ nên được đặt ở dưới đáy thấp nhất trong mô hình Flag. Và ngược lại, nếu các nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong xu hướng giảm giá, thì điểm dừng lỗ nên được đặt ở phía trên đỉnh cao nhất trong mô hình cờ.

So sánh mô hình giá Flag và mô hình giá Pennant

Cũng giống như mô hình giá Flag, mô hình giá Pennant là một dạng của mô hình tiếp nối với xu hướng đang diễn ra. Sự khác biệt chính giữa hai mô hình này chính là hình dạng của lá cờ sau cán cờ. Trong khi mô hình Flag tạo thành hiệu chỉnh kênh thì mô hình Pennant tạo hiệu chỉnh tam giác mặc dù khả năng mà xu hướng sẽ tiếp tục là như nhau.
Tương tự như mô hình Flag, mô hình giá Pennant có hai loại: mô hình giá Pennant trong xu hướng tăng và mô hình giá Pennant trong xu hướng giảm. Đặc điểm và cách thức giao dịch tương đối giống với mô hình giá Flag. Khi hành động giá phá vỡ hiệu chỉnh tam giác, các trader nên thực hiện lệnh Buy đối với mô hình giá Pennant trong xu hướng tăng hoặc thực hiện lệnh Sell đối với mô hình giá trong xu hướng giảm.
Vậy là chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về mô hình giá Flag cho các bạn bao gồm: khái niệm, cấu trúc, phân loại của mô hình giá Flag, cách tính mục tiêu giá, cách thức giao dịch dựa trên mô hình Flag, so sánh mô hình giá Flag với mô hình giá Pennant. Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hi vọng các bạn đã hiểu thêm về kiểu mô hình giá này và có thể vận dụng một cách hiệu quả trong giao dịch Forex.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *